Học ngoại ngữ là một hành trình dài đòi hỏi nỗ lực, kiên nhẫn và…
Blog IELTS
Tại sao quên nhanh từ vựng và cách nhớ từ vựng tiếng Anh lâu
- 13/09/2024
- Posted by: admin
- Category: IELTS Speaking IELTS Writing

NGUYÊN NHÂN CHÚNG TA KHÔNG NHỚ TỪ VỰNG TIẾNG ANH LÂU
Theo học thuyết của nhà tâm lý học của Đức, Hermann Ebbinghaus, khả năng ghi nhớ sẽ giảm dần theo thời gian và giảm rất nhanh. Ông Hermann đã nghiên cứu học thuyết và tiến hành thực nghiệm các bàt kiểm tra đánh giá trí nhớ. Sau khi tổng hợp các dữ liệu thu thập được, ông cho ra một phát hiện thú vị về khả năng lưu giữ thông tin của bộ não con người, lý giải vì sao chúng ta không thể nhớ hết những gì được nghe, được học trước đó. Điều này cũng phần nào lý giải chúng ta không thể nhớ từ vựng tiếng Anh lâu dù chỉ trong 1 thời gian ngắn. Khả năng lưu trữ thông tin được minh hoạ bằng “Đường cong lãng quên – The forgetting curve”
Đường cong lãng quên sẽ giải thích cho việc chúng ta “nhớ trước quên sau” từ vựng tiếng Anh đã học dù chỉ mới học vài ngày hay vài tuần. Theo biểu đồ có thể thấy rằng chúng ta lưu trữ khoảng 40% nội dung đã học sau 1 giờ – đồng nghĩa quên đi 60% thông tin đã học. Sau một ngày học, chỉ có thể nhớ được khoảng 25% nội dung đã học. Ví dụ một buổi học 10 từ tiếng Anh, sau một ngày bạn chỉ nhớ được 2-3 từ (nghe có đắng cay không?). Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ từ vựng tiếng Anh

TRÍ NHỚ NGẮN HẠN (SHORT-TERM MEMORY) và TRÍ NHỚ DÀI HẠN (LONG-TERM MEMORY).
Bạn có bao giờ tự hỏi vì sao chúng ta không thể nhớ nổi từ vựng mình vừa học được khi làm bài đọc hoặc bài nghe dù rằng đã ôn lại, nhưng lại không thể quên hình ảnh, số điện thoại, ngày sinh, hoặc thậm chí bảng số xe của người yêu cũ sau khi chia tay? Đó là vì từ vựng trong bài đọc và nghe được bộ não của bạn đưa vào SHORT-TERM MEMORY rồi sau đó đào thải vì cho rằng thông tin đó không quan trọng với bạn. Nhưng người yêu cũ là chuyện khác. Bạn khó quên họ vì thông tin của người ấy đã được não bộ đưa vào lưu trữ ở LONG-TERM MEMORY. Lúc này, dù bạn muốn cũng không thể quên trong một sớm một chiều được. Thậm chí, ký ức này sẽ đi suốt quảng đời còn lại của bạn.
Não bộ chúng ta, thông qua quá trình tiếp nhận thông tin sẽ phân loại và chuyển chúng đến TRÍ NHỚ NGẮN HẠN (SHORT-TERM MEMORY) và TRÍ NHỚ DÀI HẠN (LONG-TERM MEMORY).
a. TRÍ NHỚ NGẮN HẠN (SHORT-TERM MEMORY): là nơi đầu tiên lưu trữ thông tin bạn tiếp nhận, tuy nhiên khả năng lưu trữ thông tin của tại đây rất giới hạn. Trí nhớ ngắn hạn có khả năng tiếp nhận và ghi nhớ 7 thông tin khác nhau tối đa 20-30 giây. Não bộ, sau đó sẽ quyết định thông tin nào sẽ bị đào thải (kém quan trọng) hoặc giữ lại (quan trọng, cần thiết). Việc lưu giữ các thông tin quan trọng, lúc này sẽ được chuyển sang LONG-TERM MEMORY.
b. TRÍ NHỚ DÀI HẠN (LONG-TERM MEMORY): có khả năng lưu trữ gần như vô hạn những thông tin được đưa vào. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng, để được lưu trữ ở LONG-TERM MEMORY thì thông tin phải đi qua SHORT-TERM MEMORY và trải qua quá trình chọn lọc “đào thải hay lưu giữ” ở giai đoạn này. Quá trình thông tin được sàng lọc và chuyển đến TRÍ NHỚ NGẮN HẠN hay TRÍ NHỚ DÀI HẠI thì các bạn đọc thêm TẠI ĐÂY.
BỘ NÃO ĐÁNH LỪA CHÚNG TA
Dù bạn cho rằng thông tin bạn tiếp nhận là quan trọng và muốn nhớ lâu (kiến thức, kỹ năng, thông tin ngân hàng…) thì não bộ của bạn vẫn sẽ có xu hướng đưa chúng vào vòng chọn lọc để loại bỏ. Nếu bạn không tăng cường sử dụng thông tin thì não bộ có xu hướng chỉ lưu trữ ở trí nhớ ngắn hạn và thậm chí đào thải luôn thông tin này. Điều này lý gỉai tại sao các bạn đọc, nghe vẫn hiểu từ nhưng khi viết/ nói lại mất thời gian nhớ từ vựng và nói ra được từ đó.
Việc đọc nghe chỉ là input đầu vào, từ vựng lưu trữ ở trí nhớ ngắn hạn, trong quá trình bạn vận dụng từ vựng thì sẽ có đầu ra – output (nói/viết), khi tần suất sử dụng tăng lên thì từ vựng sẽ được chuyển sang trí nhớ dài hạn. Phần sau của bài viết sẽ nói chi tiết hơn về vấn đề này.
CÁCH BẠN TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN QUYẾT ĐỊNH KHẢ NĂNG GHI NHỚ CỦA BẠN
Theo Edgar Dale, phần lớn chúng ta tiếp nhận và lĩnh hội thông tin, kiến thức thông qua 2 hình thức PASSIVE LEARNING & ACTIVE LEARNING.
PASSIVE LEARNING chỉ dừng lại ở việc tiếp thu kiến thức một cách thụ động (giáo viên, trainer đóng vai trò truyền đạt kiến thức). Các cách học phổ biến của PASSIVE LEARNING thông qua việc HEAR-SEE-READ khiến khả năng ghi nhớ chúng ta bị giới hạn đáng kể.
ACTIVE LEARNING là một cách tiếp nhận thông tin, kiến thức chủ động hơn. Theo đó, nếu thông tin được tiếp nhận và xử lý theo hướng SAY & DO (practice) thì sẽ được lưu lại lâu hơn. Như vậy, nếu bạn không thể nhớ được thông tin mình vừa tiếp nhận hoặc được học thì khả năng cao, bạn chỉ mới tiếp nhận chúng theo cách một chiều và không có đủ thời gian tương tác/thực hành (thiếu SAY & DO)

Đến đây, các bạn có thể thấy tại sao mình tốn mớ tiền đi học tiếng Anh mà không cải thiện, có thể trong quá trình học này, bạn thiếu SAY & DO, chỉ NGHE – THẤY – ĐỌC. Học tiếng Anh thực hành thực chiến SAY & DO cùng Sam TẠI ĐÂY
GIẢI PHÁP HỌC TỪ VỰNG HIỆU QUẢ VÀ NHỚ TỪ VỰNG TIẾNG ANH LÂU
GIải pháp tối ưu nhất mà các nhà giáo dục hoặc thậm chí giáo viên của chúng ta từ cấp tiểu học đến đại học luôn luôn nhắc nhở là “ÔN LẠI BÀI”, hay nói cách khác chính là HÃY KÉO DÀI ĐƯỜNG CONG LÃNG QUÊN.
Từ những nguyên nhân phân tích ở phần “I. NGUYÊN NHÂN CHÚNG TA QUÊN NHANH TỪ VỰNG SAU KHI HỌC”, chúng ta có thể thấy rằng vấn đề chính của việc “Học trước quên sau” là vì thông tin chúng ta tiếp nhận hàng ngày được lưu trữ ở SHORT-TERM MEMORY và não bộ sau đó sẽ thay ta làm công việc giữ lại hay loại bỏ những thông tin này. Cách duy nhất để giải quyết vấn đề này, chính là yêu cầu não bộ lưu giữ thông tin đó vào LONG TERM MEMORY.
Hãy xem hình minh họa dưới đây để hiểu cách não bộ chúng ta xử lý thông tin, thông qua SHORT-TERM & LONG-TERM MEMORY:

Làm gì để não bộ chuyển thông tin vào LONG-TERM MEMORY?
THỰC HÀNH NHIỀU LẦN
Cách nhanh nhất để chuyển thông tin từ SHORT-TERM MEMORY sang LONG-TERM MEMORY là tăng cường việc tiếp xúc/tương tác với thông tin đó một cách liên tục-thường xuyên.

Theo biểu đồ dưới đây, để nhớ từ vựng tiếng Anh lâu, chúng ta nên ôn lại lần 1 sau khi học 2-3 ngày ,ôn lại từ vựng lần 2 sau 10 ngày, ôn lại từ vựng lần 3 sau 1 tháng, ôn lại lần 4 sau 2 tháng. Việc ôn lại bài này bao gồm luyện tập nói và viết có áp dụng từ vựng đã học hoặc làm các bài tập về từ vựng.

Đến đây bạn có thể phần nào đoán được lý do bạn không thể quên được người yêu cũ? Đó là vì bạn và người ấy có quá nhiều thời gian bên cạnh nhau và những kỷ niệm đẹp. Bạn không gặp người ấy chỉ một lần ở hội thảo mà gặp hàng tuần, thậm chí hàng ngày. Điều này cảnh báo cho não bộ của bạn rằng đây là người quan trọng với bạn và thông tin của họ cần được lưu trữ tại LONG-TERM MEMORY. Như vậy, bằng cách tiếp xúc với thông tin (hoặc người) mà bạn cho là quan trọng 1 cách thường xuyên (practice) thì thông tin đó mặc nhiên sẽ được lưu giữ lại và rất khó để quên. Hay nói cách khác, việc thực hành thường xuyên (lặp đi lặp lại) sẽ chuyển KIẾN THỨC thành TIỀM THỨC.
PHẢI THỰC HÀNH NÓI & VIẾT
Hãy xem lại biểu đồ dưới đây của Edgar Dale để thấy rằng, việc học tiếng Anh thông qua Nghe & Đọc chỉ giúp kiến thức lưu lại ở não bộ trong thời gian ngắn (SHORT-TERM MEMORY).

Chính việc tương tác, thực hành & nói sẽ giúp bạn hình thành phản xạ và lưu giữ thông tin/ kiến thức (nhớ từ vựng tiếng Anh lâu). Do đó, nếu quyết định học tiếng Anh, hãy chọn những chương trình đề cao sự tương tác và thực hành, đó mới là những gì bạn cần để nói tiếng Anh giỏi.
Liên hệ tư vấn lớp tiếng Anh thực chiến, thực hành “mệt xỉu” cùng Sam TẠI ĐÂY. Lớp học 1:1 và lớp nhóm nhỏ 3-4 bạn tập trung luyện nói trong lớp cùng giáo viên và tương tác cùng bạn học.
CHẤP NHẬN SỰ THẬT BẠN KHÔNG THỂ NHỚ TỪ VỰNG TIẾNG ANH LÂU
Định kiến về trí nhớ ảnh hưởng đến tâm trạng học cải thiện
Một số người học tiếng Anh ở Việt Nam có áp lực vô hình rằng nếu học mà không nhớ gì thì mặc định là “ngu” “trí nhớ kém”. Và luôn cố nhớ hết tất cả thông tin mà mình được nghe, được thấy. Và khi không thể nhớ từ vựng để nói và viết ngay lặp tức thì sinh ra tâm lý yếu kém, thua thiệt, cảm thấy bản thân dở tệ, chán nản và không muốn học. Tuy nhiên bạn phải biết rằng bộ não chúng ta (về bản chất) không để chúng ta nhớ mọi thứ – trừ phi bạn có bộ não của thần đồng học đâu nhớ đó.
Một sai lầm rõ nhất có thể thấy thông qua việc học tiếng Anh. Bạn từng nghĩ rằng không đủ vốn từ vựng thì không thể giao tiếp tiếng Anh được. Đây là suy nghĩ sai lầm!
Theo một nhóm nghiên cứu từ Đại học Harvard và Google năm 2010, có khoảng 1,200,000 từ vựng tiếng Anh và con số này sẽ tăng thêm vài ngàn từ sau mỗi năm. Trong khảo sát mới nhất trên trang testyourvocab.com, hầu hết người bản xứ có thể nhớ 20,000 ~ 30,000 từ (chỉ 1,6% ~ 2.5% trên tổng 1,200,000 từ). Như vậy, nếu chỉ nhớ được chừng đó từ vựng thì người bản xứ không thể nói trôi chảy tiếng Mẹ đẻ của mình hay sao?
Việc hiểu cách thức não bộ hoạt động (theo như phân tích ở phần I trên đây) sẽ giúp bạn giảm đi áp lực cho bản thân và có chiến lược lưu trữ thông tin phù hợp.
Số lượng từ cần học
Chúng ta cần học bao nhiêu từ vựng tiếng Anh? Con số sẽ tùy vào mục đích sử dụng tiếng Anh của bạn (giao tiếp thông thường trong công việc tại quốc gia của bạn, làm việc hoặc định cư tại 1 quốc gia nói tiếng Anh). Bạn tham khảo thông tin trích xuất dưới đây để ước tính số lượng từ vựng cần thiết tuỳ theo nhu cầu của bản thân để học và áp dụng.

Theo ảnh trên đây, cần 1000-3000 từ để có thể giao tiếp căn bản đời sống hằng ngày , cần 10,000 từ để sử dụng tiếng Anh trôi chảy . Cần 10,000-30,000 từ để nói như người bản xứ.
Như vậy, có thể nói rằng người học ở Việt Nam trước tiên cần 1000-3000 từ để có thể giao tiếp hội thoại trong môi trường công sở làm việc hoặc hội thoại với người nước ngoài để kết bạn, làm quen khi đi du lịch. Nếu muốn chuyên nghiệp và trao đổi chuyên môn cần 4000 -10,000 từ và để trôi chảy cần 10,000 từ.
Là một giáo viên giảng dạy tiếng Anh, hành trình học tập của mình bắt…
Bạn có từng gặp câu hỏi IELTS Speaking Part 2 mà cảm giác “không biết…
Trong IELTS Writing Task 2, thí sinh được yêu cầu viết một bài luận với…
Trong quá trình học IELTS, việc kết hợp giữa học từ giáo viên và sử…
Phương pháp Spaced Repetition là gì? Spaced repetition (lặp lại cách quãng) là một phương…
2 Comments
Leave a Reply Cancel reply
Menu
Bài Viết Mới
Describe a person who likes to read a lot – Bài mẫu IELTS Speaking Part 2
Cue Card
Fanpage
[…] Cách nhớ từ vựng lâu […]
[…] Tại sao quên nhanh từ vựng và cách nhớ từ vựng tiếng Anh lâu […]